Bảo trì hệ thống PCCC là công việc rất quan trọng sau khi hoàn thành lắp đặt và đưa vào hoạt động, giúp nhanh chóng phát hiện sự cố, hư hại, đảm bảo sửa chữa kịp thời, đề phòng nguy cơ.

  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo trì định kỳ mỗi năm ít nhất 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  • Bảo trì hệ thống báo cháy phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997,TCVN 71611:2002, TCVN7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan đến bảo trì PCCC).
  • Theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001 có quy định rất rõ ràng một năm cần bảo trì PCCC 1 năm là 1 lần và bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/ lần của nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, 6 tháng/1 lần do đơn vị có nghiệp vụ và năng lực thực hiện bảo trì hệ thống PCCC.

Bảo trì hệ thống báo cháy tự động

  • Vệ sinh và kiểm tra tủ báo cháy trung tâm, bình ắc quy cung cấp nguồn cho tủ điều khiển, đầu báo nhiệt, đầu báo khói
  • Vệ sinh và kiểm tra nút nhấn khẩn, chuông báo cháy, còi báo động
  • Rà soát và kiểm tra đấu nối lại đường dây tín hiệu nếu có dấu hiệu hư hỏng
  • Kiểm tra thực nghiệm toàn bộ hệ thống.

Bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường và tự động

  • Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng nhẹ tủ điều khiển, máy bơm cứu hỏa, máy bơm xăng, diesel, các đường ống, sprinkler và valve cứu hỏa.
  • Chạy máy bơm 5-15p, kiểm tra toàn bộ hệ thống chữa cháy.
  • Kiểm tra xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không?
  • Kiểm tra các đồng hồ volt, ampe xem điện áp nguồn như thế nào?
  • Xem xét chế độ hoạt động của tủ.
  • Kiểm tra các cầu giao tổng, cầu giao điều khiển máy bơm xem có hoạt động bình thường, và ổn định không?
  • Rơle và delay timer xem tiếp điểm có đóng ngắt bình thường.
  • Kiểm tra máy bơm dầu diesel xem có quá nhiệt, tốc độ quay có bình thường cũng như tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
  • Xem các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng xem có bị rò rỉ không, và kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.

Bảo trì hệ thống đèn chiếu sáng PCCC

  • Kiểm tra hoạt động các hệ thống đèn thoát hiểm (Exit), đèn chiếu sáng khẩn cấp.
  • Vệ sinh thiết bị đèn.
  • Kiểm tra hạn sử dụng, bình điện, dung lượng của đèn
  • Kiểm tra lại các thiết bị được thay thế

Bảo trì hệ thống PCCC tự động Sprinkler

  • Tháo đầu phun Sprinkler khỏi hệ thống chữa cháy tự động
    • Trước khi tháo đầu phun Sprinkler, phải kiểm tra đường ống cấp nước xem còn nước trong ống không. Nếu còn thì xả đi cho hết nước rồi mới tháo ra.
    • Tháo đầu phun Sprinkler ra khỏi hệ thống, tháo toàn bộ nước thừa trong đầu nối từ ống chính và đầu phun (không để nước ra sàn nhà, thiết bị sử dụng hứng, khăn sạch thấm nước thừa)
  • Tháo, vệ sinh, kiểm tra tình trạng các chi tiết đầu phun Sprinkler
    • Đầu phun Sprinkler gồm: thân đầu phun, chốt chặn, bộ cảm ứng nhiệt, tấm dẫn hướng.
    • Tháo các chi tiết, tiến hành vệ sinh các chi tiết của đầu phun Sprinkler.
    • Thay thế các đầu phun Sprinkler có dấu hiệu hư hỏng không thể khắc phục.

  • Khử cặn trong đường ống cấp nước cho đầu phun chữa cháy tự động, đầu phun sprinkler
    • Tháo đầu phun Sprinkler ra khỏi hệ thống, vệ sinh vị trí bắt ren. Bịt kín đầu vị trí đầu phun vừa tháo, bằng đầu bịt ren. Sau đó, bơm nước sạch kèm hóa chất tẩy cặn canxi vào lại đường ống. Bơm tối đa ngập 1/2 ống chính, ngâm trong 30 – 60 phút. Sau đó tháo toàn bộ nước dung dịch (theo quy trình bên trên).
    • Xả hết nước cũ trong đường ống và thay bằng nước mới
    • Kiểm tra tình trạng hoạt động của đường ống xem có bị rò rỉ hay không? Khắc phục sự cố rò rỉ, sơn lại đường ống chữa cháy (nếu cần thiết).
  • Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống van, hệ thống điều khiển bơm trong hệ thống chữa cháy tự động
    • Kiểm tra toàn bộ hệ thống van.
    • Kiểm tra thiết bị điều khiển trong tủ điều khiển bơm (như aptomat, khởi động từ, đồng hồ đo đếm).
    • Kiểm tra tình trạng hoạt động của công tắc áp lực, công tắc dòng chảy (thiết bị giúp hệ thống chữa cháy hoạt động tự động khi xảy ra tụt áp, có dòng chảy)
    • Kiểm tra độ kín của van nước, thay ron nếu cần, xả thử nước. Tiến hành vệ sinh hệ thống van.
    • Bảo trì sửa chữa, thay thế các thiết bị nếu hoạt động không tốt.

  • Bảo trì, bảo dưỡng bơm chữa cháy trong phòng bơm hệ thống chữa cháy tự động.
    • Kiểm tra toàn bộ mũ ốc, vít bắt chặt các bộ phận, các mối liên kết, các chi tiết, các đầu dây điện.
    • Kiểm tra nước làm mát máy, kiểm tra mức nhiên liệu (đối với bơm dùng đầu nổ) dầu bôi trơn đảm bảo đủ, không bị rò rỉ chảy.
    • Kiểm tra hệ thống điện trong phòng bơm.
    • Kiểm tra ắc quy dùng cho hệ thống đề nổ động cơ bơm dự phòng.
    • Khởi động máy bơm chữa cháy, kiểm tra độ kín nước đầu đẩy.
    • Kiểm tra tình trạng hoạt động của của đầu sên bơm nước, động cơ điện, động cơ đầu nổ.
    • Kiểm tra đầu hút cụ thể là rọ hút xem có giữ nước tốt không.
    • Bảo trì sửa chữa, thay thế các chi tiết bị hỏng nếu cần thiết.
    • Sơn lại bơm chữa cháy nếu bị han rỉ bằng sơn chuyên dụng.

Công ty TNHH TMDV Thiết Kế An Gia chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống phòng cháy chữa cháy định kỳ cho các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, resort, nhà máy, chung cư, khu dân cư, tòa nhà,…

An Gia chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ thi công, lắp đặt hệ thống sau:

  • Hệ thống camera quan sát (CCTV)
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy (Fire Alarm)
  • Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN, Internet)
  • Hệ thống mạng wifi (Marketing, Mesh)
  • Hệ thống tổng đài điện thoại (PABX)
  • Hệ thống hội nghị trực tuyến (Video Conferencing)
  • Hệ thống kiểm soát ra vào (Access Control)
  • Hệ thống cảnh báo xâm nhập (Intrusion)
  • Hệ thống quản lý bãi xe (Car Parking)

Thông tin liên hệ để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIẾT KẾ AN GIA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *